Hiện nay tình trạng vi khuẩn kháng thuốc sinh xảy ra càng ngày càng nhiều. Nó trở thành vấn đề nhức nhối với nền y học thế giới. Nó gây ra rất nhiều khó khăn trong việc điều trị vi khuẩn. Vậy hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc có thể gây ra những hậu quả gì?
20/11/2017 | Ly giải tế bào vi khuẩn, đột phá mới giúp giảm kháng kháng sinh 30/03/2017 | Chuyên gia chỉ cách nhận diện viêm họng nào cần dùng kháng sinh 20/04/2016 | Kháng sinh tăng trọng heo gà nguy hiểm hơn chất tạo nạc 02/07/2015 | Dùng virut diệt vi khuẩn thay thế thuốc kháng sinh
1. Hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh là gì?
Kháng sinh là loại thuốc duy nhất có công hiệu trong việc điều trị vi khuẩn gây bệnh, nó tấn công vào cơ thể vi khuẩn nhằm tiêu diệt chúng. Nó như một thứ vũ khí chống lại sự sống của loài sinh vật này.
Việc phát hiện ra Kháng sinh là một phát minh vĩ đại của nền y học thế giới, nó đã cứu được hàng triệu người trên thế giới. Nhưng ngày nay càng ngày càng có nhiều loại vi khuẩn kháng lại các loại kháng sinh từng tấn công, tiêu diệt được nó. Điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn trong việc tiêu diệt nó lần nữa vì mỗi loại vị khuẩn sẽ có sự đáp ứng tương tự với mỗi loại kháng sinh khác nhau. Vậy tại sao lại xuất hiện hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc này?
Hình 1: Vi khuẩn kháng kháng sinh
Tình trạng kháng thuốc kháng sinh xảy ra khi một loại sinh vật tiến hóa để đề kháng mạnh hơn hoặc hoàn toàn chống lại kháng sinh mà trước đây từng trị được.
Sự đề kháng này về cơ bản là do bộ gen của vi khuẩn, tức là vi khuẩn tự nhiên xuất hiện các gen kháng thuốc trong tế bào. Sự xuất hiện gen kháng thuốc này có thể có do 3 cách là đề kháng tự nhiên, đột biến gen hoặc có sức đề kháng được chuyển từ một loài khác.
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc
2.1. Đột biến gen
Đây là cách cơ bản nhất tạo ra gen kháng thuốc nhưng nó không phải là tác nhân chính gây ra sự kháng thuốc lây lan nhanh
Chính kháng sinh trong quá trình tấn công vi khuẩn đã gây ra đột biến hệ vật chất di truyền của vi khuẩn làm cho hệ vật chất này bị biến đổi. Sự biến đổi ở đây chính là biến đổi DNA của vi khuẩn. Chiều hướng của biến đổi này là kháng lại thuốc kháng sinh và được gọi là gen kháng thuốc.
Nguyên nhân gây ra sự đột biến này là do sử dụng thuốc kháng sinh không đúng liều lượng và thời gian quy định dẫn đến việc không tiêu diệt được hoàn toàn vi khuẩn, những chủng vi khuẩn sống sót sau đợt điều trị sẽ nhận biết, cảm hóa và biến đổi DNA để chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh và tạo nên gen kháng thuốc. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh cũng là một nguyên nhân tạo ra gen kháng thuốc
2.2. Gen kháng thuốc được chuyển sang từ một loài khác
Bởi vì một lý do nào đó mà một loại vi khuẩn mang gen kháng thuốc ở động vật xâm nhập vào cơ thể người. Những vi khuẩn này sẽ chuyển gen đột biến sang các vi khuẩn gây bệnh ở người qua cơ chế chuyển gen. Từ đó chúng sinh ra các vi khuẩn đời sau mang gen kháng thuốc.
2.3. Sự chuyển đổi gen kháng thuốc
Sự chuyển đổi gen kháng thuốc giữa những vi khuẩn trên lãnh thổ quốc gia này với những vi khuẩn chưa kháng thuốc ở lãnh thổ quốc gia khác thông qua những chủ thể là người.
Những người này có những vi khuẩn kháng thuốc đi sang một quốc gia khác, mang theo luôn cả loại vi khuẩn này(ví dụ như người mang tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)). Những vi khuẩn mang gen kháng thuốc này này sẽ truyền gen kháng thuốc cho những vi khuẩn lành ở quốc gia mà họ đến. Kết quả là tạo ra một dòng vi khuẩn có gen kháng thuốc ở chính quốc gia thứ hai này và từ đó khiến cho nạn kháng thuốc có nguy cơ lan ra toàn cầu.
Hình 2: Các con đường gây ra hiện tượng kháng thuốc
3. Các vi khuẩn kháng thuốc theo cách nào?
Có rất nhiều cách để vi khuẩn chống lại kháng sinh nhưng gộp chung lại có 3 cách chính:
Thứ nhất: Hạn chế sự xâm nhập của kháng sinh vào trong cơ thể vi khuẩn. Vi khuẩn có thể củng cố lại các màng bảo vệ của chúng như củng cố lại lớp vỏ bên ngoài để hạn chế sự xâm nhập của kháng sinh vào bên trong cơ thể vi khuẩn.
Ở nhóm nguyên nhân này, vi khuẩn chống chọi sự xâm nhập bằng cách thay đổi hoặc làm mất các kênh (lỗ) cho kháng sinh qua màng tế bào hoặc dùng các bơm công suất lớn để đẩy kháng sinh ra ngoài. Hiện tượng này gặp phần lớn các vi khuẩn Gram âm sống ở đại tràng người kháng lại kháng sinh nhóm beta-lactam.
Thứ hai: Sản xuất ra các men nhằm phá hủy kháng sinh. Ở nhóm này khi các loài kháng sinh đủ mạnh để thấm qua được lớp áo giáp của vi khuẩn và không bị bơm ra ngoài thì vi khuẩn sẽ sử dụng vũ khí hóa học là chính enzym mà chúng tạo ra để phá hủy các cấu trúc của kháng sinh làm cho kháng sinh không thể tác động lên vi khuẩn. Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở vi khuẩn tụ cầu vàng và các nhóm vi khuẩn đường ruột (ví dụ: men penicillinase, beta-lactamase, ESBL…).
Thứ ba: Che chắn hoặc làm biến đổi các đích tác dụng của kháng sinh. Hiện tượng này là hiện tượng đột biến gen trên nhiễm sắc thể hoặc plasmid bên trong tế bào vi khuẩn.
Đối với một số nhóm kháng sinh, muốn tiêu diệt vi khuẩn thì các kháng sinh cần phải bám được vào được các đích tác động trên gen của vi khuẩn. Khi bám được vào các đích tác động kháng sinh sẽ làm giảm ái lực của vi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn.
Trong nhóm nguyên nhân này, vi khuẩn kháng lại kháng sinh bằng cách biến đổi gen để biến đổi vị trí đích gắn của kháng sinh bên trong tế bào vi khuẩn dẫn đến giảm hoạt tính của các kháng sinh. Sự biến đổi này làm cho kháng sinh không thể bán vào được các đích nên không đủ khả năng ức chế tổng hợp protein cũng như không ngăn chặn được sự tăng trưởng của vi khuẩn.
Cơ chế này gặp nhiều ở các cầu khuẩn Gram dương như Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae,... và rất ít khi gặp ở vi khuẩn Gram âm.
4. Làm cách nào để hạn chế được hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc
Hình 3: Thuốc kháng sinh
Bản chất của hiện tượng kháng thuốc kháng sinh chủ yếu là do việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng gây ra. Sự biến đổi gen là một quá trình lâu dài cần một khoảng thời gian rất lâu nhưng việc sử dụng kháng sinh không đúng cách đã thúc đẩy nhanh quá trình này. Để hạn chế vấn đề vi khuẩn kháng thuốc Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra cụ thể 7 biện pháp hành động sau:
Một là tăng cường nhận thức về AMR (kháng kháng sinh): để giảm sử dụng kháng sinh không phù hợp.
Hai là tăng cường điều tra, giám sát AMR và tiến tới hình thành hệ thống giám sát quốc gia “một sức khỏe”: giám sát là hành động quan trọng của phòng chống kháng thuốc, cần phải giám sát từ lúc bắt đầu hình thành kế hoạch đến lúc triển khai, thực hiện và cuối cùng là đánh giá.
Ba là tăng cường quản lý vấn đề sử dụng kháng sinh ở người: nhằm mục đích hạn chế tình trạng kê đơn không hợp lý, hạn chế việc lạm dụng kháng sinh đặc biệt là ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Bốn là tăng cường phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng ở người: để giảm tỷ lệ nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe.
Năm là tăng cường vấn đề phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng ở động vật và hạn chế vấn đề sử dụng kháng sinh không hợp lý trong chăn nuôi: nhằm mục đích giảm tỷ lệ mầm bệnh kháng thuốc ở động vật.
Sáu là hạn chế sự tiếp xúc giữa các mầm bệnh kháng thuốc môi trường: nhằm giảm sự lây lan các mầm bệnh trong môi trường.
Bảy là thúc đẩy nghiên cứu và phát triển kháng sinh mới, công cụ chẩn đoán mới và vắc xin mới: để thay thế cho các kháng sinh không còn hiệu quả do đã bị đề kháng, giảm sử dụng các kháng sinh không cần thiết và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
Vấn đề lạm dụng thuốc kháng sinh và sử dụng kháng sinh không phù hợp là vấn đề nan giải hiện nay ở nước ta. Chính vấn đề này làm cho hiện tượng vi khuẩn kháng lại thuốc càng ngày càng nghiêm trọng gây ảnh hưởng rất lớn đến việc chữa trị các bệnh lý liên quan đến vi khuẩn.
Để hạn chế vấn đề này thì khi có bất kỳ vấn đề về sức khỏe bạn cần đến các trung tâm y tế để được khám và nhận được sự tư vấn sử dụng thuốc của bác sĩ tránh việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành cùng với đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp luôn đáp ứng được các nhu cầu về sức khỏe, góp phần vào việc ngăn chặn vấn nạn vi khuẩn kháng thuốc hiện nay.
Gọi điện đến tổng đài 1900 565656 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.